Tương tác với loài người Cynops pyrrhogaster

Nghiên cứu

C. pyrrhogaster đóng vai trò sinh vật mô hình rất hữu ích trong môi trường phòng thí nghiệm, nhưng trở nên khó chăm hơn sau khi biến thái. Thí nghiệm do Hiệp hội xúc tiến khoa học Nhật Bản hỗ trợ đã phát hiện ra rằng thiourea (TU)[lower-alpha 4] có thể ngăn chặn quá trình biến thái, giữ động vật ở dạng trước biến thái cho đến hai năm, mà sau đó vẫn còn khả năng biến thái khi loại bỏ dung dịch TU. Chất này không tác động nào đến khả năng tái tạo của sa giông.[25]

C. pyrrhogaster tiết ra motilin là peptide kích thích co thắt ống tiêu hóa thấy ở nhiều động vật có xương sống. Chất này được sản sinh ở phần trên ruột nontuyến tụy. Đây là lần đầu tiên phát hiện motilin được sản sinh ở tụy. Tụy cũng là nơi sản xuất insulin. Kết quả này là phát hiện đầu tiên về motilin ở động vật lưỡng cư, đưa ra giả thuyết motilin có vai trò tương tự như đối với chim và thú. Sự tồn tại của motilin tuyến tụy cũng chỉ ra một chức năng khác chưa được biết đến.[34]

Giống như các loài lưỡng cư có đuôi khác, C. pyrrhogaster có thể mọc lại phần cơ thể bị mất, bao gồm các chi có khớp chức năng và hàm dưới.[35] Khi diễn ra quá trình tái sinh, tái tạo có xu hướng phản ánh mô nguyên vẹn về hình thức.[36] Chúng cũng có thể tái tạo thủy tinh thể, mất khoảng 30 ngày đối với nòng nọc và 80 ngày khi trưởng thành. Chênh lệnh thời gian tái tạo là do kích thước mắt còn khả năng tái tạo thì không thay đổi. Phát hiện này tương phản với ý kiến phổ biến trước đây rằng con non tái sinh nhanh hơn con trưởng thành.[37]

Trong điều kiện nuôi nhốt

Sa giông đang bò trong Công viên sinh vật biển Tokyo

Cynops pyrrhogaster có thể được nuôi nhốt. Bác sĩ thú y Lianne McLeod mô tả chúng "không cần chăm kỹ" với lưu ý rằng sa giông nuôi nhốt thích trùn huyết, tôm nước mặn Artemia, tôm ma Palaemonetes, Daphnia còn khi lớn hơn thì có thể là cá bảy màu. Bác sĩ cũng nhấn mạnh phải giữ bể sạch sẽ, sỏi hoặc nước bẩn có thể làm sa giông bị bệnh hay thậm chí chết.[38]